iD Junction

Long Thành và siêu dự án sân bay sẽ ra sao sau đại dịch COVID-19?

Sân bay quốc tế Long Thành mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế cả vùng và đất nước.

Công tác triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành gặp khó khăn trong thời dịch COVID-19 trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng.
Long Thành và siêu dự án sân bay sẽ ra sao sau đại dịch COVID-19?

Được thủ tướng bấm nút khởi công từ đầu năm 2021, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được nỗ lực thực hiện giai đoạn 1 dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Dự án xây dựng sân bay Long Thành có diện tích là 5.000 ha, với tổng mức đầu tư hơn 109.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 đến năm 2025. Các hạng mục lớn, quan trọng của dự án được Thủ tướng giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.

Siêu dự án gặp khó do dịch COVID-19

Cảng hàng không quốc tế mới Long Thành được Quốc Hội thông qua chủ trương đầu tư từ năm 2015. Đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế của vùng và đất nước.

Trong tháng 5.2021, tỉnh Đồng Nai đã giải ngân được trên 1.075 tỉ đồng, lũy kế giải ngân từ năm 2018 đến nay là hơn 9.717 tỉ đồng (đạt 42,52%), trên tổng số 17.000 tỉ đồng vốn ngân sách Chính phủ đã bố trí cho Đồng Nai.

Công tác triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng gặp khó khăn thời dịch COVID-19 trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng với các đơn vị đối tác có chuyên gia nước ngoài, một số cán bộ, nhân viên, người lao động phải cách ly, không tham gia làm việc trực tiếp tại các dự án…,

Dù vậy, ACV cũng cho biết đã lập kế hoạch triển khai với các mốc tiến độ chính đảm bảo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ về thời điểm hoàn thành và đưa vào khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 trong năm 2025.

Trong đó, công tác rà phá bom mìn, thi công tường rào ranh giới cho 5.000 ha và san nền thoát nước đã hoàn thành hơn 25% tổng diện tích giai đoạn 1 của dự án và thi công được hơn 1.750 m tường rào ranh giới. Dự kiến sẽ hoàn thành thi công 8.668 m tường rào trong tháng 9.2021 và công tác rà phá bom mìn trong tháng 12.2021. Nhà ga hành khách dự kiến sẽ khởi công vào tháng 2.2022. Các khu vực còn lại thi công trong quý 1/2022.

Về việc bồi thường khu vực xây dựng sân bay Long Thành (5.000 ha), Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết hiện đơn vị đã ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với 17/18 tổ chức với diện tích 1.899 ha, với tổng số tiền là hơn 944 tỉ đồng. Đối với diện tích đất của người dân, hiện đã thu hồi được gần 3.000 ha của 5.541 hộ gia đình, cá nhân.

 

Dự án iD Junction sở hữu vị trí đắc địa ngay tam giác vàng Logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự án iD Junction sở hữu vị trí đắc địa ngay tam giác vàng Logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Long Thành có còn là miền đất hứa?

Việc dự án triển khai chậm trễ do các khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và bồi thường, đồng bộ hóa hạ tầng sân bay, suy thoái kinh tế do dịch bệnh đang là một thách thức cho câu hỏi liệu trung tâm Long Thành và siêu dự án sân bay có còn là miền đất hứa của tương lai?

Theo các chuyên gia kinh tế, Thủ tướng yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành ngay trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến khó lường cho thấy Chính phủ đã có đánh giá sát sao về tầm quan trọng của siêu dự án này. Trên thực tế, dịch COVID-19 không tạo ra bước cản lớn mà ngược lại còn tạo đà cho kinh tế hồi phục và tăng trưởng trở lại sau dịch COVID-19.

Hiện nay, tuyến đường số 1 có chiều dài 3,8 km, kết nối trục chính của sân bay (đầu phía Tây) với quốc lộ 51 và cũng là đường công vụ chính để ra vào thi công giai đoạn 1 của sân bay đang được thực hiện các thủ tục để chuẩn bị đầu tư. Bên cạnh đó, dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng sắp triển khai. Đây là những tuyến cao tốc huyết mạch kết nối sân bay Long Thành với các tỉnh phía Nam, và tạo mạch kết nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cụm cảng nước sâu số 5 Cái Mép – Thị Vải; đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ khi sân bay Long Thành đi vào vận hành và khai thác.

Điều này cũng tạo điều kiện vô cùng thuận lợi giúp Long Thành, đặc biệt là khu vực trung tâm Long Thành phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để trở thành “Giao điểm thương mại Miền Nam” với các chức năng giao thương, dịch vụ, logistics. Theo nhận định của giới chuyên môn, thương hiệu “trung tâm logistics” sẽ tạo nên một lực đẩy mạnh mẽ, giúp thị trường bất động sản Long Thành nóng sốt hơn bao giờ hết trong thời gian sắp tới.

Đăng bình luận

error: Nội dung này được bảo vệ