Tiềm năng đầu tư vào trung tâm Long Thành nhìn về triển vọng hạ tầng phía Nam
Bất động sản phía Nam được hưởng lợi nhiều mặt nhờ chủ trương đẩy mạnh hệ thống hạ tầng từ Chính phủ. Đặc biệt là sự hiện diện của sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng tạo nên đà tăng trưởng vô hình giúp thị trường BĐS ở trung tâm Long Thành dần trở thành điểm nhấn của khu vực.
Tầm quan trọng của hạ tầng trong phát triển kinh tế xã hội
Trong 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của cả nước thì vùng KTTĐ phía Nam được coi là “đầu tàu”, có vai trò dẫn dắt trong phát triển kinh tế cả nước. Trong 10 năm qua, kinh tế toàn vùng tăng trưởng ổn định và cao hơn 1,5 lần so với bình quân chung của cả nước.
Đánh giá đúng mực tầm quan trọng của vùng trong những năm qua, Chính phủ đã và đang dành nhiều sự ưu tiên lớn về nguồn vốn, chính sách trong phát triển các dự án hạ tầng trọng điểm nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Chỉ trong vài năm qua, hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm được chủ trương mở rộng, nâng cấp… Nhiều tuyến cao tốc huyết mạch nối liền các tỉnh thành phố như TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây (thông xe từ tháng 2/2015), Cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết (dự kiến hoàn thành vào năm 2022), Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (dự kiến hoàn thành vào năm 2025) sẽ mang đến diện mạo mới cho toàn vùng tam giác kinh tế phía Nam. Một trong những trung tâm Logistics tương lai của miền Nam đã dần hình thành với 3 đỉnh là nút giao Cao tốc HCM-LT-DG với quốc lộ 51, Cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải và Cảng Hàng Không Quốc tế mới dần hình thành trên các tuyến đường này đã hỗ trợ rất nhiều trong kết nối liên vùng, giao thương hàng hóa trở nên thuận tiện và hiện đại hơn. Mức độ phát triển của trung tâm Long Thành nhanh chóng đến mức nhiều chuyên gia còn ví nơi đây là một vùng trọng điểm tương lai của kinh tế miền Nam.
Cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây là tuyến đường quan trọng giúp kết nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Nút giao cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây với Quốc lộ 51 giúp kết nối nhiều tỉnh thành với Cảng hàng không quốc tế, cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, tạo cú hích phát triển vượt bậc về kinh tế cho khu vực đầu tàu kinh tế phía Nam. Dự báo trong vài năm tới, tuyến đường này sẽ tạo ra nhịp độ giao thương hàng hóa nhộn nhịp nhất khu vực sân bay quốc tế mới. Bên cạnh đó, với sự hiện diện của tuyến đường số 1 chạy thẳng vào sân bay, kết nối trực tiếp với quốc lộ 51 sẽ là cú hích mạnh mẽ về hạ tầng, tạo điều kiện di chuyển thuận lợi cho người dân và xe cộ lưu thông hàng hóa đi ra các nước.
Bất động sản trung tâm Long Thành từng bước trở thành tâm điểm toàn vùng
Đánh giá về triển vọng của thị trường, nhà đầu tư Lê Thạch Anh nhận định rằng bất động sản ở trung tâm Long Thành phù hợp với nhiều chiến lược đầu tư khác nhau. Việc chốt lời trong ngắn hạn vẫn có thể xảy ra đối với các nhà đầu tư lướt sóng. Đồng thời, đa số nhà đầu tư dài hạn vẫn đánh giá rằng thị trường ở trung tâm Long Thành còn nhiều dư địa tăng trưởng, tỉ lệ sinh lời tốt và tính thanh khoản cao do xu hướng đầu tư ở có cơ sở là sự phát triển hạ tầng đồng bộ, tiến độ của các dự án đường cao tốc, sân bay trong tương lai.
Cũng theo chia sẻ của một lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, thời điểm dịch Covid-19 là thời điểm hợp lý nhất để vào tiền ở trung tâm Long Thành. Bởi mức giá ở đây còn thấp hơn nhiều so với TP.HCM. Nếu mua bất động sản thì chỉ nên mua vào thời điểm giá còn áp đáy hoặc đang trên đà tăng lên. Một khi hạ tầng đã đồng bộ, sân bay hoàn thiện thì không còn phù hợp để đầu tư vì giá sẽ chạm đỉnh, thậm chí có thể ngang ngửa TP.HCM.
Xét theo mức độ phát triển thực tế ở các nước tiên tiến trên thế giới, đi kèm với sự phát triển của hạ tầng sẽ là nền móng cho các khu đô thị hiện đại, sầm uất dần mọc lên, đáp ứng nhu cầu thực của các đối tượng khách hàng mua để ở hoặc giới đầu tư có tầm nhìn. Điển hình là các khu đô thị dọc theo cao tốc kết nối sân bay tại các nước như Thái Lan có thành phố Bangna, Singapore có Changi, Seoul có Incheon…. Xu hướng này cũng đã xuất hiện tại miền Nam Việt Nam trên tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
Đón đầu hạ tầng với tầm nhìn dài hạn, Tây Hồ Group đã chuẩn bị sẵn nguồn lực, quỹ đất trong thời gian dài cho một quá trình đầu tư công phu vào dự án bài bản mang tên iD Junction. Đây là khu đô thị giao thoa về vị trí hạ tầng giao thông, kinh tế – XH và giữa các thế hệ, với đầy đủ tiện ích nội và ngoại khu, nằm ngay nút giao cao tốc HCM-Long Thành và Quốc lộ 51, kết nối trung tâm các chuỗi logistics như cảng hàng không, cảng Thị Vải – Cái Mép, hứa hẹn sẽ mang đến làn gió mới cho khu vực trung tâm Long Thành và tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản thời Covid-19.
Dự án khu đô thị iD Junction
Nhà phát triển dự án: Tây Hồ Group
Quy hoạch Tổng thể: B+H Canada
Thiết kế kiến trúc: RSP Singapore
Thiết kế kết cấu: Aurecon Australia
Thiết kế cảnh quan: Plandscape Thailand
Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Bất động sản ERA Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư T&A.
Địa chỉ: đường Phạm Văn Đồng, Trung tâm thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.